Mẫu hình VCP, mẫu hình tốt nhưng rất dễ chọn sai điểm mua

Mẫu hình VCP, hay một nền giá kiến tạo cho sự tăng giá của cổ phiếu, đây là một mẫu hình được ưa thích sử dụng bởi các nhà đầu tư sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật để lựa chọn cổ phiếu. Tuy nhiên, đây không phải bảo bối hay bí quyết cao siêu, bởi yếu tố quan trọng là mẫu hình phải kết hợp với điều kiện thị trường chung và sự kiên nhẫn đủ lớn của nhà đầu tư để tìm kiếm, lựa chọn và chờ đợi đúng thời điểm.

mẫu hình VCP, nền giá kiến tạo cho việc chọn thời điểm mua cổ phiếu
Mẫu hình VCP xuất hiện 2 lần của cổ phiếu MBB

Đối với những nhà đầu tư ưa thích sử dụng phân tích kỹ thuật thì đương nhiên các mẫu hình cổ phiếu sẽ rất quen thuộc. Nhưng chúng có phải bảo bối hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ thị trường tới con người, không phải cứ bê nguyên kiến thức vào thực tế là sẽ thành công, điều đó hoàn toàn sai. Cùng một mẫu hình kỹ thuật, nhưng có lúc chọn đúng, có lúc lại sai, điều đó cũng là bình thường, tỉ lệ chọn đúng thời điểm thường chỉ 30-50% khi xét trong thời gian dài. Bởi vậy, nhà đầu tư cần có những quy tắc thực hiện khi chọn đúng và khi chọn sai để đảm bảo yếu tố nòng cốt, đó là luôn phải hạn chế thua lỗ.

mẫu hình vcp, mẫu hình thu hẹp độ biến động
Mẫu hình VC rất đẹp của cổ phiếu SSI

Việc sử dụng các mẫu hình kỹ thuật như mẫu hình VCP, mẫu hình lá cờ cao, mẫu hình giá phẳng, mẫu hình cốc tay cầm, mẫu hình nến, mầu hình đầu vai, mẫu hình 2 đáy, mẫu hình kênh giá…đều có thể cho những điểm mua tốt. Nhưng, Tôi không sử dụng quá nhiều mẫu hình kỹ thuật bởi vì không thể thành thục được, không thể nhuần nhuyễn được, tôi chỉ sử dụng một vài mẫu hình và tập trung vào nó để tìm kiếm cổ phiếu phù hợp.

mẫu hình vcp, nền giá kiến tạo
Mẫu hình VCP của cổ phiếu LAS

Để một cổ phiếu có thể tăng giá mạnh, yếu tố cốt lõi vẫn là quy luật cung – cầu, lực cầu phải mạnh, lực cung phải cạn, thì khi đó giá tăng vù vù không thể cưỡng lại. Rất nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh mà tôi không thể mua được, và cũng có thể tôi chưa muốn mua cổ phiếu tăng mạnh đó bởi chưa chọn được điểm mua hợp lý. Nếu một cổ phiếu đang đi ngang nhiều tháng, bất ngờ tăng rất mạnh nhiều phiên liên tiếp, tôi cũng chưa muốn nhảy vào bởi đó có thể do đội lái đang đẩy giá, nếu mua fomo thì mất tiền là khó tránh khỏi. Hãy tìm các cổ phiếu tiềm năng với điểm mua hợp lý thì mới có thể tồn tại và kiếm lợi nhuận bền vững được.

LƯU Ý NHÀ ĐẦU TƯ rằng, việc thua lỗ ngay sau khi mua vào một cổ phiếu có mẫu hình VCP đẹp (theo cách nhìn của từng người) chắc chắn vẫn là điều bình thường, bởi 1 cổ phiếu bất kỳ dù mạnh dù yếu vẫn luôn bị ảnh hưởng bởi thị trường chung. Do đó, mọi người cần tuân thủ quy tắc cắt lỗ chứng khoán một cách nghiêm ngặt để giữ được tiền vốn của mình.

thời điểm mua sai, mua fomo, mẫu hình kỹ thuật sai
Rất nhiều nhà đầu tư đã nhận định sai về mẫu hình VCP nên đã thua lỗ

LỜI KẾT : Dù Bạn dùng bất kỳ mẫu hình kỹ thuật nào, yếu tố quyết định tăng giảm vẫn là lực cung – cầu và thời điểm thị trường chung có thuận lợi hay không. Đừng áp dụng kỹ thuật theo cách máy móc để rồi sẽ bị loạn kỹ thuật.

© 2024 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN. Thiết kế Website bởi Nvthanh142@gmail.com.