Fomo trong chứng khoán, hãy fomo đúng cách để tránh rủi ro lớn

Thị trường chứng khoán ngoài những cơ hội kiếm tiền lớn thì cũng chứa rất nhiều cạm bẫy chết người, nếu Bạn đã tham gia giao dịch cổ phiếu trên 3 năm thì chắc chắn đã chứng kiến những đợt sụt giảm thảm bại của thị trường hoặc những pha lao dốc khủng khiếp của cổ phiếu riêng lẻ. Đặc biệt là những cổ phiếu có tính đầu cơ cao, được các đội lái đẩy giá rồi bán tháo, hoặc cổ phiếu có những tin cực xấu… việc mua fomo trong chứng khoán sẽ làm rất nhiều người vỡ nợ, vì vậy hãy tìm cách mua fomo đúng thời điểm.

fomo trong chứng khoán, chúng ta cần fomo đúng cách
Chúng ta chỉ nên mua fomo ở nền giá 1 và 2, mua từ điểm 3 trở lên sẽ cực kỳ rủi ro. Tốt nhất là tránh mua fomo trong chứng khoán.

Fomo trong chứng khoán là cách nói về những người thích mua đuổi giá cao khi cổ phiếu đã tăng mạnh, là hiện tượng sợ mất cơ hội nên vội vàng mua vào bất chấp những rủi ro cao có thể gặp phải. Nếu Bạn là một nhà đầu tư cá nhân thì chắc chắn đã thực hiện những lần mua fomo như này, nhưng có thể khác với đa phần số đông là mua fomo từ sớm thay vì mua fomo ở những thời điểm giá tăng cao, biến động lớn.

Rất nhiều cổ phiếu có hiện tượng giá bật tăng mạnh mẽ, trong giai đoạn đầu thường không muốn mua nên chờ giá giảm, nhưng giá không giảm mà tiếp tục tăng mạnh. Đến thời điểm nào đó những cổ phiếu tăng mạnh này bắt đầu có hiện tượng điều chỉnh với khối lượng bán ra lớn, lúc này nhiều người lúc trước chưa dám mua thì bây giờ lại mua đuổi giá cao ở những phiên giảm mạnh. Đây là cách mua fomo trong chứng khoán sai hoàn toàn, mua ở đỉnh với những phiên có biến động lớn, trần sàn liên tục, và điều gì phải tới cũng sẽ tới, giá giảm thê thảm, cắt lỗ cũng không được.

chết vì chứng khoán, hãy học cách kiếm tiền bền vững từ chứng khoán
Nhà đầu tư tham mua giá cao thì có thể mất 50% giá trị khi cổ phiếu bị bán tháo

Việc mua fomo trong chứng khoán không hoàn toàn không tốt, điều quan trọng là phải biết kiềm chế lòng tham, chỉ thực hiện mua fomo ở giai đoạn đầu của đợt tăng giá. Điều này nói thì dễ nhưng làm rất khó bởi chúng ta không thể biết được liệu giá còn tăng nữa không và tăng tới mức nào thì xuất hiện bán tháo. Vì vậy, chỉ thực hiện việc mua vào khi giá chưa tăng quá 30% so với điểm bứt phá của nền giá kiến tạo trước đó, đừng mua đuổi giá cao, đừng tham lam quá mức, đừng hối tiếc bởi thị trường còn rất nhiều cơ hội.

chết vì fomo chứng khoán
Cổ phiếu này thường xuyên bị làm giá, tăng giảm khá bất thường, nhiều người thích mua đuổi giá cao nên bị lỗ nặng là chuyện khó tránh khỏi

Nếu mọi người tham gia kiếm tiền trên thị trường chứng khoán mà không có những quy tắc giao dịch cổ phiếu cụ thể, rõ ràng, kiên định, thì khó có thể đứng vững lâu dài. Việc mua trong thời điểm thị trường chung tăng nóng thì hầu như ai cũng lãi, nhưng thời gian đó là rất ngắn khi xét trong chu kỳ giá, bởi vậy ai cũng có thời điểm lãi, có thời điểm lỗ liên tục. Việc giữ được quy tắc lựa chọn cũng như tinh gọn nó là cực kỳ quan trọng và khó khăn, đừng thay đổi cách thức mua bán, hãy gắn bó với 1 cách thức cụ thể và rèn luyện nó để ngày càng tốt hơn.

Lời kết: Việc mua fomo trong chứng khoán không phải xấu hoàn toàn, NĐT chỉ nên mua trong giai đoạn đầu, không mua đuổi giá cao, hãy kiềm chế lòng tham để tránh rủi ro lớn, học cách sử dụng phân tích kỹ thuật để biết định thời điểm mua phù hợp.

© 2024 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CHỨNG KHOÁN. Thiết kế Website bởi Nvthanh142@gmail.com.