FED VÀ CHU KỲ KINH TẾ, chu kỳ tăng giảm lãi suất, đây là những kiến thức có phần khó hiểu với số đông nhà đầu tư chứng khoán và với hầu hết người dân trên thế giới. Chính vì chỉ có số rất ít người hiểu rõ nên số người giàu có luôn ít hơn rất nhiều số lượng người nghèo trên thế giới này. Người giàu sẽ hiểu được giai đoạn nào nên mở rộng kinh doanh, giai đoạn nào nên thu hẹp, bởi vậy sẽ tránh được việc mất tiền, mất tài sản khi khủng hoảng – suy thoái.
Dưới đây là phân tích cơ bản các giai đoạn bơm hút tiền của FED:
Giai đoạn 1: Bơm tiền
– FED bơm tiền vào nền kinh tế cũng tương tự như các NHTW khác trên thế gới, đều thông qua các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thông qua các gói hỗ trợ, giảm lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế. Lãi suất của FED sẽ điều khiển lãi suất của các nước trên thế giới.
– Khi đó, các quốc gia vay đồng USD, thì người dân phải có tài sản thế chấp, các nước đang phát triển hoặc thiếu vốn nền kinh tế sẽ dùng trái phiếu của nước đó đổi lấy USD( phát hành trái phiếu để vay USD), các nước đang phát triển sẽ phát hành in tiền để cứu nền kinh tế đang suy thoái.
Giai đoạn 2: Thổi
– Dòng tiền dư thừa sẽ dần tạo ra bong bóng và phình to ra ( tiền đổ vào vàng, chứng khoán, bđs)
– Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, tiếp tục thế chấp để mở rộng cơ sở kinh doanh, đẩy cho thị trường này tiếp tục tăng, bong bóng càng phình to hơn, các cty sẽ phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn, đặc biệt là trái phiếu bđs.
– Khi vượt quá khả năng chi trả, sẽ tạo ra bong bóng tài chính, bong bóng doanh nghiệp => giá hàng hóa tăng, bđs tăng, lạm phát cao,..
Giai đoạn 3: Hút
– Khi các doanh nghiệp nợ cao, bị mất khả năng thanh toán, FED tăng lãi suất tiết kiệm để lấy lãi suất cao, hút dòng tiền rẻ vào, dẫn đến giá vàng xuống, chứng khoán mất thanh khoản, nợ xấu từ bđs tăng.
– Đối với các doanh nghiệp hoạt động kém, sẽ phải bán bớt bđs để lấy tiền chi trả cho trái phiếu, đóng cửa bớt chi nhánh không hiệu quả, giảm số lượng nhân viên. Việc này giúp đào thải những doanh nghiệp làm ăn ko tốt.
Giai đoạn 4: Vỡ
Fed càng thắt chặt cung tiền, usd tăng mạnh, bắt buộc các nước khác phải tăng lãi suất. Bđs, chứng khoán trở về giá trị thực. Tiếp sau đó là một giai đoạn thâu tóm các tài sản thực có giá thấp.
Khi chúng ta hiểu rõ về FED và chu kỳ kinh tế của thế giới thì sẽ biết được giai đoạn nào nên làm gì, mua gì, có nên vay ngân hàng hay không, biết được giai đoạn nào nên thu hẹp, bán gì, nên hạn chế vay mượn…