Có rất nhiều người đã chết vì chứng khoán, bất động sản, nhưng cũng có rất nhiều người đã phát triển rất tốt trên thị trường chứng khoán, BĐS. Điều quan trọng là chúng ta phải hiểu rằng, dù đầu tư, đầu cơ, giao dịch, kinh doanh thông thường thì đều là một ngành kinh doanh, đừng biến nó thành đánh bạc hay trò chơi mạo hiểm. Hãy luôn tuân theo quy tắc, sử dụng lý trí để tránh bị thua lỗ nặng dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng với bản thân.
Chết vì chứng khoán, điều đó rất dễ xảy ra khi nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu trải nghiệm, ham làm giàu nhanh, ưa thích mua mạo hiểm lớn như mua đuổi giá cao, mua bình quân giá xuống, bắt đáy liên tục, thích sử dụng margin, mua tất tay, vay thêm để đầu tư…Bởi vậy, nhà đầu tư cần xác định trước khi bước vào thị trường chứng khoán một điều cơ bản, đó là: giao dịch cổ phiếu cũng tương tự như kinh doanh thông thường, cần tính toán được lợi nhuận, thua lỗ, sớm cắt lỗ những mặt hàng hết trend, giảm quy mô giao dịch khi thị trường kém, đứng ngoài sau khi thua lỗ liên tục…
Hãy giao dịch mạnh hơn khi đang có lãi tốt hơn mỗi ngày, thị trường tăng tốt, các yếu tố thị trường chung đều tốt, ngược lại, hãy giảm quy mô giao dịch khi thị trường xấu, thua lỗ liên tục, không mua bình quân giá xuống, không ăn thua trong một vài giao dịch…hãy xác định giao dịch cổ phiếu cũng là một công việc mà chúng ta phải làm hàng ngày. Đó là những điều quan trọng mà chúng ta cần thực hiện để tránh bị chết vì chứng khoán.
Nếu Bạn mua 2 cổ phiếu như hình trên tại thời điểm đỉnh giá, mua đuổi giá cao, thì khả năng mất 30-50% giá trị là chắc chắn xảy ra nếu không kịp cắt lỗ nhỏ. Chúng ta chỉ nhìn thấy cổ phiếu tăng mạnh khi nó đã tăng mạnh, bởi vậy trong suy nghĩ thường sẽ cho rằng nó sẽ tiếp tục tăng hoặc sẽ tăng mạnh như chu kỳ giá trước đó. Nên việc đa phần nhà đầu tư sẽ mua ở giá thấp để chờ đợi hoặc mua đuổi giá cao vì sợ mất cơ hội kiếm tiền. Nhiều cổ phiếu tăng trần liên tục nhiều phiên, vừa mở phiên đã tăng trần, bởi vậy nhiều NĐT sốt ruột và đã chấp nhận mua giá cao, chính lúc này thị trường gặp khó, cổ phiếu gặp khó, nên sự bán ra đã diễn ra mạnh hơn, giá tụt dốc không phanh. Nếu Bạn mua kiểu này với lượng tiền lớn thì khả năng chết vì chứng khoán là rất có thể xảy ra.
Để tránh sự sụt giảm tài khoản ở mức thua lỗ lớn, NĐT hãy cố gắng cắt lỗ sớm khi khoản lỗ còn nhỏ, tìm kiếm các cổ phiếu tích lũy tốt và định thời điểm mua cổ phiếu có xác suất tăng giá cao hơn xác suất giảm giá. Khi đó, dù chưa có lợi nhuận lớn thì mọi người cũng vẫn giữ được tiền của mình để có thể làm công việc này được lâu dài. Khi thị trường bước vào xu hướng tăng giá kéo dài, đó là thời điểm kiếm tiền dễ dàng nhất, ai cũng có thể kiếm được tiền trong giai đoạn tăng trưởng mạnh của thị trường chung.
Lời kết: Đừng để chết vì chứng khoán một cách dễ dàng, hãy luôn tuân thủ quy tắc quản trị rủi ro, tìm kiếm cơ hội kiếm tiền khi thị trường tăng, giảm thiểu thua lỗ khi thị trường giảm.